aoc Trung Tâm Thuốc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

Trong thời đại kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện, chế độ ăn uống mất kiểm soát, ăn ít rau củ quả hơn mà qua đó lại ăn nhiều thịt cá dẫn đến thừa một số chất gây những bệnh nghiêm trọng cho cơ thể. Trong số đó phải kể đến bệnh “ Gout” hay còn gọi là “Gút”, một trong những bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất trong cơ thể. Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh Gút để phòng tránh nhé.

  1. Nguyên nhân gây bệnh Gút.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất purin, chất này có trong tất cả các mô của cơ thể hay trong các loại thực phẩm hàng ngày như gan, các loại đậu.

Ở cơ thể bình thường, axit uric hoàn tan trong máu sẽ được điều hòa bài tiết qua thận ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên ở tình trạng bệnh lý, axit có thể tích tụ trong máu khi:

  • Lượng axit uric do cơ thể tạo ra tăng
  • Thận không bài tiết được hết axit uric
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin
    Thừa axit uric là nguyên nhân gây bệnh

Khi nồng độ axit trong máu cao thì được gọi là tăng axit uric huyết, nhưng hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Chỉ khi có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây ra bệnh này.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng bị bệnh Gút như sau:

  • Tiểu sử gia đình từng có người bị bệnh
  • Thuộc giới tính nam
  • Thừa cân, béo phì
  • Sử dụng các chất kích thích: bia, rượu
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin
  1. Triệu chứng bệnh Gút

    Bệnh viêm khớp gây cảm giác đau đớn

Chỗ khớp bị viêm gây cảm giác đau đớn, sưng, tấy đỏ, … thường xuất hiện ở ngón chân cái (có thể xuất hiện cả những vị trí khác trong cơ thể). Khi đó cần tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ xác nhận có phải bệnh Gút và điều trị sớm để không gây những biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Tàn phế khớp
  • Hủy họai thận, gây các bệnh lý nghiêm trọng về thận
  • Đột quỵ
  1. Cách phòng tránh bệnh Gút

  • Sử dụng các loại thuốc, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các chất
  • Rèn luyện thể thao thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh
  1. Thực phẩm

Với những người bị bệnh Gút cần có chế độ ăn uống phù hợp:

Những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh Gút
  • Hạn chế sử dụng các chất chứa cồn như bia, rượu và các chất kích thích
  • Ăn ít thịt, ăn nhiều rau củ
  • Đặc biệt uống đủ nước
  • Không ăn nội tạng động vật
  • Đồ uống có đường fructose, đặc biệt với cả người béo phì, thừa cân.
  • Các loại thịt gà tây, thịt ngỗng, sò, cá cơm,… những thực phẩm chứa nhiều purin.

Cây hồng hoa
Tên khoa học là: Flos Carthami.
Thuộc họ cúc – Asteraceae.

Đặc điểm thực vật:

cây hồng hoa

Hồng hoa thuộc loại cây thân thảo, cao khoảng 60 – 100 cm, sống 2 năm. Thân cây có vạch dọc, lá mọc so le và không có cuống, mép lá có răng cưa tạo thành gai.
Cụm hoa tạo thành ngù, hoa có màu đỏ hoặc da cam. Tràng hoa hình ống, có 5 nhị màu vàng dính liền vào thành ống.
Lá bắc có gai, quả đóng.
Hồng hoa được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mexico, Mỹ, Trung Quốc, Úc,…
Ở Việt Nam, cây được trồng thử nghiệm ở Sapa, Đà Lạt.

Bộ phận dùng:

Hoa của cây hồng hoa.

Thu hái, chế biến:

Hái vào mùa hè khi hoa đang nở, lúc cánh hoa chuyển màu từ vàng sang đỏ thì hái về, đem phơi trong bóng dâm hoặc những nơi hơi có ánh nắng; nếu phơi dưới ánh nắng trực tiếp, hoa sẽ bị mất màu.
Dược liệu có mùi thơm, mềm và vị hơi đắng. Nếu đem ngâm nước cho nước màu vàng, hoa màu đỏ tươi mềm mại là tốt.

Thành phần hoá học:

Các sắc tố thuộc nhóm Flavonoid gồm có sắc tố vàng tan trong nước và sắc tố đỏ.
Quả chứa proein, lipid, dầu béo,…

Tác dụng dược lý, công dụng:

Trên tử cung tách riêng của mèo, chó có thai hay không có thai; dịch chiết nước hồng hoa làm tăng sự co bóp rồi cuối cùng là liệt, rửa dịch chiết nước hồng hoa đi, tử cung hoạt động bình thường trở lại.
Dịch chiết nước hồng hoa còn làm giảm huyết áp của chó và mèo; tăng co bóp cơ tim, co nhỏ mạch máu của thận, co cơ trơn phế quản trên chuột thí nghiệm.
Ngoài ra, còn làm kéo dài thời gian đông máu, ức chế kết tập tiểu cầu.
Trong y học dân tộc, hồng hoa được sử dụng rộng rãi, có thể dùng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc khác. Hồng hoa làm tăng tuần hoàn máu; dùng trong các bệnh về tim mạch, về máu, co thắt mạch vành, đau thắt ngực, xuất huyết não và xơ cứng động mạch.
Hồng hoa có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh.
Chú ý thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai.
Hồng hoa còn được dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm, nhuộm vải; dầu hạt hồng hoa có tác dụng tẩy xổ.

CẤY CHỈ- MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA HUYẾT ÁP THẤP HIỆU QUẢ

Cấy chỉ

Để chữa huyết áp thấp. Đông y vận dụng liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn- bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh,… Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiện nhân hợp nhất”: con người và tự nhiên thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng tự nhiên.
1. Cấy chỉ tự nhiên là gì?

Khái niệm cấy chỉ

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh, là thành quả của sự kết hợp của hai nền y học, có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam, từ những năm của thập kỉ 70 thế kỉ trước.
Cấy chỉ là một trong những hình thức tác động vào huyệt đạo như thủy châm, từ châm, laser châm.
Theo tiếng Anh, cấy chỉ có tên gọi là catgut embedding therapy, trong đó embedding có nghĩa là chôn, vùi, cấy; Catgut là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật có khả năng tự tiêu sau một thời gian nhất định. Chính vì vậy, sự tồn tại của catgut tại huyệt đạo trong một khoảng thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt đạo nhằm tạo sự cân bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, giảm đau…
Theo y học hiện đại, cũng như châm cứu, cấy chỉ có tác dụng kích thích theo cơ chế thần kinh thể dịch. Cấy chỉ có tác dụng chống rối loạn chuyển hóa chất, giảm đau, an thần, điều hòa thể dịch, giãn nở mạch máu, kích thích tài đại thần kinh , điều hòa trương lực cơ, điều hòa huyết áp…
2. Cấy chỉ , châm cứu bệnh huyết áp thấp:
Đông y cho rằng, tỳ vị là hậu thiên chi bản, sinh hóa chi nguyên ( tỳ vị là cái gốc của sự sinh hóa), thận là cái gốc của sự sống,là nguồn gốc của sinh khí. Phế chủ khí, thận nạp khí. Khi ba tạng chủ chốt này bị rối loạn chức năng có thể gây ra bệnh tiêu khát. Tùy từng người bệnh cụ thể, chức năng của ba tạng trên suy giảm, rối loạn ở từng mức độ khác nhau, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Ví như thận suy làm cho người bệnh tiểu tiện nhiều lần, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Phế suy gây bệnh háo khát, thích uống nước nhiều. Tỳ hư làm cho bệnh nhân ăn nhiều, sút cân nhanh…
Cũng như các bệnh mạn tính khác, điều trị huyết áp thấp theo đông y là căn cứ vào bệnh cảnh thực tế của bệnh nhân, căn cứ vào giai đoạn bênh lý, tuổi tác, giới tính của bệnh nhân mà thầy thuốc chỉ định cách chữa trị cho phù hợp.
Cấy chỉ có thể nâng huyết áp lên mức bình thường, bệnh nhân không còn các triệu chứng mệt mỏi , nhức đầu, hoa mắt chóng mặt…

↑このページのトップヘ