aoc Trung Tâm Thuốc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2021年08月

Để giúp cho việc điều trị mụn nhanh đạt hiệu quả, thì ngoài sử dụng các sản phẩm đặc trị, các bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo từ các sản phẩm an toàn có nguồn gốc thiên nhiên như sau

Sử dụng mật ong trị mụn bọc:

Trong mật ong có chứa các loại vitamin A, C và các chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, giảm sưng.

Cách dùng 1: Kết hợp mật ong với nước cốt chanh

Trộn đều 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong với 3 đến 4 giọt nước cốt chanh, sau đó đắp lên vùng da bị mụn. Sau 20 phút rửa sạch mặt với nước ấm. Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ giúp nhân mụn nhanh côi lại.

Cách 2: Kết hợp mật ong với sữa chua:

Sữa chua có khả năng làm ẩm và mềm da, trộn mật ong với sữa chua rồi đắp lên mặt trong 10 đến 15 phút. Sau đó rửa sạch mặt lại với nước ấm. Cách này không những giúp nhân mụn nhanh côi mà còn giúp làm ẩm và mềm da.

Sử dụng nha đam

Trong nha đam cũng có chứa rất nhiều loại vitamin như nhóm A, B, B12, C, Acid folic, và các chất khoáng trong đó có ZinC chromium, đây là một chất có tác dụng diệt trừ vi khuẩn, làm mát và giảm đau rất hiệu quả.

Cách dùng : 

Rửa sạch nha đam, bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần ruột và gel bên trong. Làm sạch da bằng nước ấm sau đó lấy phần gel áp lên vùng da bị mụn. Để trong vòng 10 đến 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách dùng nha đam dưỡng da này sẽ giúp làm giảm nhanh và thúc đẩy quá trình lành sẹo. Kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần 1 lần để mang lại hiệu quả.

Trị mụn bọc bằng trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống viêm, trị nám, chống oxy hóa rất hữu hiệu, cùng với lượng vitamin B1, C,E, khoáng chất dồi dào giúp làn da được nuôi dưỡng từ bên trong, giảm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng cho da.

Cách dùng : Dùng nước trà xanh để rửa mặt hằng ngày

Đun sôi nước cùng một ít lá trà xanh, sau đó dùng nước ấy để rửa mặt hằng ngày. Ngoài ra cũng có thể tận dụng nước trà xanh để làm xịt khoáng bằng cách chiết một lượng trà xanh vào chai xịt nhỏ, làm mát trong tủ lạnh. Trà xanh sẽ giúp tăng dưỡng chất và cấp ẩm cho làn da của bạn, sau khi được làm mát sẽ giúp giảm viêm, giảm sưng mụn.

Trị mụn giảm thâm bằng tinh bột nghệ

Hàm lượng Curcumin cao trong tinh bột nghệ mang lại tác dụng giúp làm tiêu viêm, kháng khuẩn và làm mờ các vết thâm rất tốt. Mụn sau khi được điều trị có thể để lại sẹo thâm, đắp mặt nạ nghệ sẽ giúp các bạn cải thiện tình trạng thâm nhanh chóng hơn.

Cách dùng: Trộn 2 thìa bột nghệ với sữa chua không đường sau đó bôi lên da đã được làm sạch. Sau 20 phút thì rửa lại sạch mặt bằng nước mát. Duy trì tuần đắp 2 đến 3 lần để mang lại hiệu quả. Cần chú ý mặt nạ nghệ khiến da tăng bắt nắng, vì vậy bạn cần chống nắng thật tốt khi ra ngoài.

Nguồn: trung tâm y tế quảng xương.

Những lưu ý trong trong chăm sóc, điều trị và dự phòng mụn bọc:

Để đạt hiệu quả điều trị là cao nhất thì các bạn cũng nên lưu ý một số việc như sau.

  • Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ:

Bước làm sạch da chiếm vai trò hết sức quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày, giúp cho các lỗ chân lông được thông thoáng, làm sạch dầu và bã nhờn dư thừa. Ngoài ra các bạn cũng cần kết hợp với việc tẩy da chết 2 lần một tuần để loại bỏ các tế bào chết tích tụ ở lớp sừng trên da. Lưu ý không nên đưa tay lên mặt, không sờ và nặn mụn vì những hành động đó sẽ có nguy cơ khiến cho các nốt mụn bị vỡ, hoặc chai thâm, khó điều trị.

  • Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài:

Kem chống nắng giúp bảo vệ da dưới tác hại của ánh nắng mặt trời, và đặc biệt cần thiết đối với những làn da đang trong quá trình điều trị. Dù các bạn có chăm sóc da kỹ đến đâu mà không sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời thì mọi loại thuốc đều không có tác dụng. 

Không tự ý sử dụng các sản phẩm điều trị khác ngoài phác đồ điều trị, đặc biệt là các sản phẩm không rõ nguồn gốc bán trên mạng. Những sản phẩm này có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng khi bạn dừng sử dụng hoặc sử dụng quá lâu sẽ khiến da bị yếu, nổi mụn nhiều hơn và dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.

  • Giờ giấc sinh hoạt khoa học, chế độ ăn lành mạnh

 Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể không quá bị mệt mỏi. Cũng cần tập thể dục thường xuyên để cơ thể giảm căng thẳng, bài tiết mồ hôi, giảm độc tố. 

Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại vitamin như A, C, E... và các chất khoáng. Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ rán, chất kích thích như rượu bia,... Bạn cũng cần hạn chế ăn những loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt,...Bạn cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp tăng tuần hoàn máu đến gan đào thải độc tố, tăng cấp ẩm cho da, đẩy nhanh quá trình lành mụn.

Một số câu hỏi thường gặp:

    Bị mụn bọc có để lại sẹo không?

Mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ. Đây là các loại sẹo cứng đầu khó điều trị. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi mụn mới hình thành, nếu không phát hiện được sớm, vô tình là tình trạng mụn nặng hơn. Dẫn đến hậu quả làm các tế bào xung quanh mụn và dưới da bị ảnh hưởng. Sau khi điều trị khỏi sẽ để lại những vết sẹo thâm và khó mờ, khiến cho da không đều màu. Ngoài ra nếu bạn tự ý nặn mụn khi mụn đang trong giai đoạn viêm, sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, lan sang vùng da lành, tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ và tổn thương phức tạp hơn.

 

    Mụn bọc có tự hết không? Có nên nặn mụn bọc không?

Theo các chuyên gia da liễu, mụn bọc sẽ không thể tự khỏi mà cần phải có sự can thiệp điều trị bằng cách sử dụng các thuốc trị mụn và lấy đi nhân mụn. Do vậy khi bị mụn bọc, để việc điều trị nhanh đạt hiệu quả thì các bạn cần nặn mụn để loại bỏ đi nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Việc này sẽ giúp cho làn da của các bạn nhanh lành hơn và láng mịn hơn.

Tuy nhiên các bạn cũng không nên tự ý nặn mụn tại nhà, đặc biệt là với các trường hợp mụn bọc. Vì mụn bọc là mụn viêm, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo. Khi nặn không cẩn thận hay không đảm bảo vệ sinh sẽ làm cho dịch máu và mủ chảy ra và lan sang vùng da lành, gây viêm nhiễm vùng mụn. Hoặc khi nặn mụn quá sớm sẽ gây tổn thương sâu tới lớp da, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ. Do vậy để đảm bảo an toàn khi nặn mụn, thì các bạn nên tới các phòng khám da liễu hoặc spa để được vệ sinh da và nặn mụn đúng cách, đúng quy trình.

Thời điểm nặn mụn thích hợp nhất là khi mụn đã giảm viêm và chuyển sang giai đoạn hình thành cồi nhân mụn. Khi đó sẽ không còn sợ nguy cơ viêm nhiễm tăng và cũng dễ dàng loại bỏ được hết nhân mụn bên trong hơn.

     Mụn bọc có lây không?

Mụn bọc thường xuất hiện là do sự phát triển và tấn công của vi khuẩn P.acnes trong các lỗ chân lông bị bít tắc. Mụn bọc không phải một bệnh truyền nhiễm nên không có sự lây lan từ người này sang người khác. Mụn xuất hiện là do các yếu tố nguy cơ xung quanh bạn như thói quen vệ sinh da mặt không sạch sẽ, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học, hay do tình trạng rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể... Có trường hợp nhiều thành viên trong một gia đình đều bị tình trạng mụn bọc nghiêm trọng. Lý giải cho điều này là do yếu tố di truyền, và trong những trường hợp này nguyên nhân gây mụn thường là do yếu tố nội tiết.

     Mụn bọc có nên xông mặt không?

Xông mặt là một phương pháp rất được nhiều người ưa chuộng. Hơi nóng của nước sẽ giúp làm giãn và mở rộng và giải phóng lượng dầu thừa, bụi bẩn bít tắc tại các nang chân lông. Ngoài ra xông hơi còn giúp mở rộng lỗ chân lông, giúp cho việc nặn mụn có thể thực hiện dễ dàng hơn. Vì vậy khi bị mụn bọc các bạn vẫn có thể xông mặt. Nhưng cần lưu ý chỉ nên thực hiện phương pháp này 2 lần 1 tuần, cần vệ sinh da mặt sạch trước khi xông và sau khi xông cần rửa mặt lại bằng nước lạnh, hoặc dùng đá chườm.

 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mụn bọc. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể nhận biết, điều trị cũng như dự phòng được tình trạng mụn bọc hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn có một làn da khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh viện đông sơn.

Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong thai kỳ cực kỳ quan trọng cho sức khỏe người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Sử dụng thuốc bổ cho bà bầu là lựa chọn hợp lý khi việc bổ sung các chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày là chưa đủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyến cáo sử dụng qua bài viết sau đây.

Thuốc bổ cho bà bầu

Bà bầu cần bổ sung những dưỡng chất nào trong thai kỳ?

Viên uống bổ sung canxi 

 

Canxi là thành phần quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi. Việc bổ sung canxi trong quá trình mang thai là điều cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi. 

Khi trẻ bị thiếu canxi, cơ thể mẹ sẽ tự sinh cơ chế chuyển canxi từ xương sang con. Do đó, mẹ bầu có thể gặp những triệu chứng như chuột rút, đau lưng, đồng thời có thể gây tình trạng xốp xương, xương dễ gãy,... trong quá trình mang thai. Ngoài ra, canxi cũng là dưỡng chất cho cần thiết cho sự phát triển của cơ, tim, thần kinh.

Bổ sung canxi trong quá trình mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ và thai nhi

Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung canxi với hàm lượng 1.000 – 1.200mg/ngày. Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm hằng ngày là chưa đủ, do đó, mẹ bầu cần phải bổ sung thêm canxi bằng viên uống. Các bác sĩ khuyến cáo, viên uống bổ sung canxi nên uống cách xa bữa ăn để đảm bảo quá trình hấp thu được tốt nhất.

 

Viên uống bổ sung sắt

Cơ thể sử dụng sắt tạo ra hemoglobin - đưa oxy tới khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu phải sản xuất nhiều máu hơn cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Do đó, việc bổ sung sắt cho bà bầu là điều rất cần thiết.

Thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần bổ sung 30 mg sắt mỗi ngày và 50-100mg sắt trong trường hợp thiếu máu.

Sử dụng viên uống bổ sung sắt trong quá trình mang thai có thể gây hiện tượng táo bón. Vì vậy, bà bầu cần sử dụng đúng liều, uống lúc đói và ăn nhiều rau xanh để giảm thiểu nguy cơ.

Sắt tạo ra hemoglobin - đưa oxy tới khắp cơ thể mẹ và thai nhi

Một điều cần lưu ý nữa là canxi làm giảm sự hấp thu của sắt nên bà bầu không nên dùng đồng thời sắt và canxi. Sử dụng sắt và canxi cách nhau vài giờ để tránh tương tác có thể xảy ra.

 

Viên uống bổ sung Axit folic

Acid folic (vitamin B9) được bác sĩ khuyên nên bổ sung hằng ngày trong giai đoạn đầu mang thai. Acid folic là dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình phân chia tế bào máu. Thiếu Acid folic có thể gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu to, thai nhi thiếu hụt axit folic có thể có nguy cơ như liệt não, dị tật bẩm sinh,...

Cần bổ sung Acid folic trong quá trình mang thai

Vì vậy, bà bầu cần đảm bảo bổ sung 400microgam axit folic mỗi ngày giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

 

Viên uống bổ sung Omega 3

Omega 3 bao gồm DHA, EPA và ALA sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào cơ thể. EPA có vai trò tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ hệ tim mạch cho thai nhi. DHA là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não bộ, thần kinh. 

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu đa phần không cung cấp đủ lượng Omega 3. Do đó, bà bầu nên bổ sung thêm lượng Omega 3 bằng viên uống, tối thiểu 250mg Omega 3 trong suốt thai kỳ.

Bà bầu nên bổ sung Omega 3 giúp thai nhi phát triển toàn diện

 

Bổ sung vitamin A trong thai kì

Vitamin A là vitamin quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể như: tim, mắt, thần kinh,... đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung vitamin A vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng quá liều vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

 

Các vitamin và khoáng chất khác

Ngoài các dưỡng chất thiết yếu trên, phụ nữ mang thai cũng cần có chế độ bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất khác như:

 

Vitamin D: có vai trò thúc đẩy sự hấp thu canxi cho cơ thể, thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường,...

Vitamin nhóm B: giúp hình thành hệ thần kinh, bảo vệ tim, phổi cho thai nhi,...

I-ốt: khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.

Kẽm: bổ sung kẽm trong thai kỳ là điều cần thiết, thiếu kẽm có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân, biến chứng khi chuyển dạ,...

Phụ nữ mang thai cần có chế độ bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất

 

Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc bổ cho bà bầu

Thuốc bổ cho phụ nữ mang thai gồm nhiều loại, với thành phần, hàm lượng khác nhau khiến mẹ bầu hoang mang không biết sử dụng loại nào. Một vài lưu ý dưới đây giúp mẹ bầu có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn và hiệu quả.

  • Kiểm tra thành phần trên nhãn: Thuốc bổ cho bà bầu cần chứa những dưỡng chất cần thiết như đã nêu trên với hàm lượng nằm trong khuyến cáo. Tốt nhất, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa được rủi ro khi mang thai, đồng thời, bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng của mẹ bầu, từ đó đưa ra lời khuyên bổ sung loại thuốc bổ thích hợp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong quá trình mang thai

  • Thận trọng với xuất xứ sản phẩm: nhiều loại thuốc bổ cho bà bầu được nhập khẩu từ các nước khác nhau, cũng vì thế mà tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường. Do đó, mẹ bầu cần tìm những nơi uy tín để mua sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Chuyên gia của Pregnancybirthbaby VITAMINS AND SUPPLEMENTS DURING PREGNANCY, Pregnancybirthbaby.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.

ác vết thương, phẫu thuật, nhiễm trùng,... có thể để lại những vết sẹo trên làn da. Và nếu sẹo không tự mờ đi, chúng có thể gây mất thẩm mỹ và làm chúng ta bận tâm mãi. Bài viết này xin gửi đến bạn những thông tin về sẹo cùng nhóm hoạt chất thường dùng để có thể điều trị sẹo một cách đúng đắn và kịp thời nhé

Sẹo là gì?

Sẹo là một phần của quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Da tự phục hồi bằng cách phát triển mô mới để làm liền lại vết thương. 

Sẹo nên được điều trị sớm và đúng cách 

Khác với các mô xung quanh, mô sẹo mới là các mô sợi có cấu trúc có cấu trúc collagen. Khi da bị thương, các mô vỡ ra, giải phóng một loại protein được gọi là collagen. Chúng tích tụ ở những mô bị tổn thương và giúp vết thương mau lành. 

Lúc mới hình thành, sẹo thường có màu hồng hoặc đỏ. Theo thời gian, màu hồng nhạt dần và vết sẹo trở nên sẫm màu hoặc nhạt hơn một chút so với màu da. Ở những người có làn da sẫm màu, sẹo thường xuất hiện dưới dạng đốm đen. Đôi khi vùng sẹo có thể gây cảm giác bị ngứa, đau.

Hầu hết các vết sẹo có thể mờ dần đi sau 2 năm dù không biến mất hoàn toàn. Trong trường hợp sẹo ở những vùng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm phiền đến cuộc sống, ta có thể sử dụng các phương pháp để điều trị sẹo.

Các loại sẹo thường gặp

Có nhiều loại sẹo khác nhau tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương,.. nhưng nhìn chung có thể chia sẹo thành 2 nhóm: sẹo bình thường và sẹo bất thường.

Sẹo bình thường:

Hầu hết các vết sẹo là dạng này. Chúng phẳng và nhạt màu, không co kéo vùng da xung quanh và khó phát hiện nếu không để ý kĩ.

Sẹo bất thường

Chúng khác biệt hẳn với vùng da xung quanh, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và có thể là chức năng của vùng da bị sẹo. 

Các loại sẹo thường gặp

 

Sẹo co rút : Thường phát triển sau khi bị bỏng, sẹo khiến da bị co lại. Những vết sẹo này có thể gây khó khăn cho việc di chuyển, đặc biệt là khi sẹo ăn vào các cơ, dây thần kinh, khớp.

Sẹo lõm: Những vết sẹo lõm này thường do thủy đậu hoặc mụn trứng cá. Chúng trông giống như những vết rỗ tròn hoặc vết lõm nhỏ trên da. Sẹo lõm trở nên rõ ràng hơn khi già đi vì da mất đi collagen và độ đàn hồi theo thời gian.

Sẹo lồi: Những vết sẹo này nhô cao hơn bề mặt da và lan rộng ra ngoài vùng bị thương. Các mô sẹo phát triển quá mức và có thể ảnh hưởng đến cử động.

Sẹo phì đại: Bạn có thể cảm thấy một vết sẹo phì đại khi lướt ngón tay qua vùng da có sẹo. Những vết sẹo này có thể nhỏ dần theo thời gian, nhưng không bao giờ phẳng hoàn toàn. Không giống như sẹo lồi, sẹo phì đại không phát triển hoặc lan rộng ra ngoài vùng bị thương.

Rạn da: Khi da giãn nở hoặc co lại đột ngột, các mô liên kết dưới da có thể bị tổn thương. Rạn da thường phát triển khi mang thai, dậy thì hoặc sau khi tăng hoặc giảm cân nhiều. Chúng thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi, đầu gối và bắp tay.

Các nhóm thuốc trị sẹo

Dùng thuốc trị sẹo là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém chi phí và được ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là các nhóm hoạt chất thường có trong thành phần của các loại thuốc và kem trị sẹo.

Triamcinolone 

Đây là một thuốc thuộc nhóm steroid, thường dùng theo đường tiêm. Chất này có thể làm giảm đau, ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo. Thường được chỉ định trong điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. Nó cũng được kết hợp với collagen trong các thuốc tiêm để làm đầy sẹo lõm. 

Corticosteroid

Tiêm corticoid trị sẹo lồi

Các Corticoid được tiêm trực tiếp vào vết sẹo có thể giảm kích thước vết sẹo, đồng thời làm giảm các triệu chứng ngứa và đau. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm sẹo xuất hiện trở lại, da mỏng hơn và xuất hiện các đốm đen tại vùng da được tiêm.

Gel Silicon (dạng tấm hoặc thuốc mỡ)

Đây là các tấm gel mỏng và có thể tự dính. Chúng có tác dụng giảm kích thước, độ cứng, đỏ, sưng, ngứa và ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật.

Băng Polyurethane

Đây là một loại băng ẩm, mềm dẻo, có tác dụng giảm sẹo sau phẫu thuật, giảm độ thâm, cứng và kích thước của vết sẹo.

Chiết xuất Hành Tây (Allium Cepa)

Allium Cepa là một thành phần được sử dụng từ lâu đời trong việc điều trị sẹo. Chiết xuất Hành Tây chứa thành phần Flavonoid quercetin và Kaempferol có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn, đặc biệt là chống tăng sinh và tái tạo da, có thể cải thiện vết sẹo. Nó cũng chứa Axid Pantothenic và Vitamin B5, làm tăng độ ẩm vào da, giúp mô sẹo đàn hồi hơn và thúc đẩy phát triển nguyên bào sợi, hình thành mô mới.

Heparin

Heparin kích thích các tế bào nội mô mao mạch di chuyển vào các mô thiếu máu cục bộ (vùng sẹo) và hình thành hệ thống mạch máu mao mạch mới. Nhờ đó, máu sẽ được tăng cường tưới tại mô da bị tổn thương.

Heparin có tác dụng ức chế sản xuất collagen, làm lỏng cấu trúc collagen, từ đó làm mềm cấu trúc mô. Ngoài ra nó cũng có đặc tính chống viêm, sưng,  rút ngắn thời gian lành vết thương và hỗ trợ tái tạo tế bào và mô.

Allantoin

Allantoin được tìm thấy trong rất nhiều loài thực vật và động vật. Allantoin có khả năng tiêu sừng, loại bỏ các tế bào da chết và già cỗi. Allantoin cũng kích thích tăng sinh tế bào lành, thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương. Nó cũng giúp bổ sung nhiều nước và cấp ẩm cho da. 

Chiết xuất lô hội (Aloe Vera)

Aloe Vera hay chiết xuất lô hội, được biết đến với công dụng làm dịu da, làm giảm tình trạng căng da, giúp da mềm mại hơn. Lô hội cũng có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.

Các loại kem trị sẹo phổ biến nhất

Curcumin

Curcumin trong nghệ có thể giúp vết thương mau lành bằng cách giảm viêm và oxy hóa. Curcumin có tác dụng kích thích sản sinh collagen và elsatin, giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình lên da non. Đồng thời nó cũng ức chế sản sinh và hủy sắc tố làm đen da - melanin, giúp vùng da sẹo trở nên tươi sáng và đều màu hơn với các vùng da lân cận.

Centella Asiatica

Centella Asiatica hay chiết xuất rau má, có chứa Acid Madecassic, Asiaticoside, Madecassoside có hiệu quả trong việc cải thiện điều trị các vết thương nhỏ, vết thương phì đại, vết bỏng,  xơ cứng bì và bệnh vẩy nến. Cơ chế của nó là thúc đẩy tăng sinh nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen và hàm lượng fibronectin nội bào, ức chế giai đoạn viêm của sẹo phì đại và sẹo lồi.

Acid Alpha Hydroxyl (AHA)

Thành phần này thường được biết với công dụng loại bỏ các tế bào da chết ở lớp trên cùng của da, giúp da tươi mới, mịn màng và giữ ẩm được lâu hơn. Bên cạnh đó AHA cũng có thể hiệu quả với sẹo mà chủ yếu là sẹo mụn trứng cá.

Các Vitamin

Vitamin E, A, C, B3,... có tác dụng chống oxy hóa và dưỡng da, hỗ trợ làm giảm thâm, trẻ hóa làn da,  hỗ trợ các thành phần khác để thúc đẩy quá trình điều trị sẹo. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên kem dưỡng ẩm và kem chống nắng cho vùng da bị sẹo cũng rất hữu ích bởi chúng giúp giữ ẩm, cải thiện làn da sẹo và tránh cho da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.

Nguồn bài viết: Bệnh viện đa khoa đông sơn.

Bệnh xương khớp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước đây bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh xương khớp là gì, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản với chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp là vấn đề liên quan đến xương, các khớp nối, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó có thể là tình trạng cấp tính như chấn thương hoặc mạn tính như viêm khớp. Cơn đau cũng có thể cục bộ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tuổi trẻ hóa và số lượng người mắc bệnh xương khớp đang gia tăng trong những năm gần đây. Các bệnh xương khớp thường gặp nhất đó là:

Viêm khớp, Viêm khớp dạng thấp.

Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp.

Đau dây thần kinh tọa.

Loãng xương.

Gout.

Các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh xương khớp

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp. Các triệu chứng phổ biến như: 

Đau nhức: đây là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh xương khớp, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, hoặc đau và nhức mỏi khi vận động.

Viêm và có cảm giác sưng nóng, đỏ.

Chân tay tê bì.

Sốt, phát ban.

Cứng khớp, cơ cơ giật, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán bệnh xương khớp như thế nào?

Bằng cách thăm khám và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, X- quang,... các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được bệnh và có chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

Chấn thương, trật khớp, sai tư thế, bong gân.

Nhiễm vi khuẩn, virus.

Rối loạn chuyển hóa acid uric gây Gout, giảm collagen gây khô và viêm khớp.

Lười vận động, thể dục thể thao, thừa cân, béo phì, tuổi cao và xương khớp lão hóa.

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp

Nhóm chống viêm NSAIDs

  • Tác dụng của thuốc chống viêm NSAIDs

Thuốc chống viêm không Steroid - NSAIDs là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau và kháng viêm. Thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh xương khớp. Cơ chế hoạt động của nhóm này là ức chế enzyme COX (cyclooxygenase), ức chế hình thành các prostaglandin gây phản ứng viêm. 

  • Tác dụng phụ của NSAIDs:

Tác động điển hình của nhóm này là trên hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn. Khi sử dụng liều cao, dài ngày có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp mạn tính phải sử dụng NSAIDs, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thêm các thuốc chống loét dạ dày nhóm PPI -  ức

chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol...) để hạn chế các tác dụng phụ này.

  • Các thuốc NSAIDs thường được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp

Thuốc NSAIDs loại ức chế COX không chọn lọc: Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam,...

Thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2: Celecoxib, Etodolac. 

Thuốc Celecoxib được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhóm chống viêm Corticoid

  • Tác dụng của Corticoid

Corticoid hay Glucocorticoid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm. Các thuốc phổ biến trong nhóm này đó là Prednisolone, Methylprednisolone,... Cơ chế tác động

  • Chỉ định của Corticoid

Nhóm này được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính), các trường hợp dị ứng nặng, các bệnh ngoài da. Đối với bệnh lý xương khớp, Corticoid được chỉ định rất nhiều như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp lupus, viêm khớp vẩy nến,...

  • Tác dụng phụ của Corticoid

Khi sử dụng các Corticoid trong thời gian dài hoặc liều cao dễ gặp phải tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...

Nhóm kháng sinh

Các kháng sinh có vai trò quan trọng trong trường hợp đau và viêm khớp do nhiễm khuẩn như thấp khớp cấp, viêm hoại tử, lao khớp. Các nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm khớp như: Beta Lactam, Quinolon, Aminoglycosid,...

Việc chỉ định kháng sinh sau khi có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm, đau là do vi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có cơn đau khớp. 

Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Khác với các thuốc NSAIDs và Corticoid, được chỉ định với tác dụng kiểm soát triệu chứng tức thời và ức chế quá trình viêm làm hư hại khớp, thì các DMARDs là các thuốc chống thấp có tác dụng chậm, nhưng lên chính nguyên nhân gây bệnh, làm chậm lại quá trình bệnh. 

Các DMARDs thường được sử dụng đó là: 

Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide, Sulfasalazine. Chúng thường có tác dụng sau 8-12 tuần điều trị.

Methotrexat - thuốc kinh điển thuộc nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Nhóm kháng TNF- α như: Etanercept, Abatacept, Infliximab, Adalimumab, Golimumab. 

Kháng TNF- α  thường được phối hợp với các DMARDs khác. Chúng được sử dụng trong các trường hợp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cứng khớp đốt sống,...

Có chế hoạt động của các thuốc này là ức chế TNF- α, một cytokin kích thích các Interleukin có vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm, tổn thương khớp và các hệ thống khác trong cơ thể.

Nhóm giảm đau

Ngoài các NSAIDs, Corticoid cũng có tác dụng giảm đau, Acetaminophen hay Paracetamol  là thuốc thường được dùng với tác dụng giảm đau trong viêm xương khớp từ nhẹ đến trung bình. 

Đối với các cơn đau dữ dội hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau kéo dài nhóm Opioid như Morphin, Oxymorphone, Oxycodone, Methadone, Transdermal Fentanyl, Tramadol,...Các thuốc giảm đau nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn và táo bón. 

Nhóm chống thoái hóa khớp

Nhóm này bao gồm các chất có tác dụng trong việc tái tạo xương khớp, cải thiện chức năng và phòng ngừa các đợt tái phát. 

Các chất phổ biến bao gồm: Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2,...Chúng là thành phần có trong các thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương, sụn khớp mạn tính.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Hà Hoàng Kiệm, Ngày đăng 9 tháng 03 năm 2017. THUỐC CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.

↑このページのトップヘ