Nhu cầu tiếp cận kiến thức vô vàn. Từ những kiến thức cơ bản nhất như ngôn ngữ, chữ viết cho đến các kiến thức hướng đến kỹ năng sống, kỹ năng quản trị và cao hơn là các kiến thức mang tính học thuật, hàn lâm, phát minh.

[​IMG]

Học : Đó là một nhu cầu. Tuy rằng xã hội loài người đã trải dài hằng triệu năm, người không học, không khả năng học, trước kia có thể đổ lỗi cho bệnh lý, tàn tật, mù lòa, câm điếc, thiểu năng vv..nhưng với tiến bộ khoa học, sự học không còn ngăn cách đối với những con người này. Và thế giới đã có nhiều nhà bác học, nhà khoa học xuất thân từ những khiếm khuyết đó như :

-Albert Einstein- nhà vật lý người Đức, bệnh tự kỷ.
- Thomas Alva Edison- nhà phát minh bóng đèn, máy hát, ghi âm, tàu điện.. người Mỹ bị điếc.
- Pythagoras - nhà triết học, định luật hình học, người Hy lạp bị động kinh
- Stephen Hawking- nhà vật lý thiên văn, người Anh liệt thần kinh.
- Isaac Newton - nhà vật lý, thiên văn học, toán học người Anh bệnh tâm thần.

Ngay cả nhiều thiên tài như Nick Vujicic người Úc sinh 1982, không tay nhưng phấn đấu học và làm được tất cả những việc như người thường . David Paterson Thống đốc thứ 55 New york mù mắt trái và kém thị lực mắt phải tới mức gần mù luôn nhưng phấn đấu để có vị trí xã hội. Ludwig van Beethoven,dù điếc nhưng vẫn soạn các bản giao hưởng cổ điển bất hủ. Và tổ chức UNICEF của LHQ thống kê có hơn 120 ngàn thiên tài khuyết tật .

Và những con người được xem khuyết tật, họ đã làm được những việc mà người lành lặn chưa chắc làm được.

Ai biết được trong những thứ khiếm khuyết của họ vẫn có những giấc mơ.

Khi đi tìm hiểu những giá trị thật của các thương hiệu và người sáng lập các thương hiệu, tôi cũng phải cuối đầu bái phục họ. Đa phần những thập kỷ đầu thế kỷ 20 thì dựng nghiệp từ " Cha truyền con nối " ; lại có người do thời cuộc chiến tranh, người chủ bỏ chạy nạn , họ mua lại tiếp tục dựng nghiệp. Và đặt biệt hơn cả là đến gần giữa và cuối thế kỷ 20 xuất hiện những lớp thanh niên được cha mẹ gởi đi các trường danh tiếng để ăn học, thì bỏ ngang để đi lập nghiệp.

Và khi ngồi xem bảng tổng kết của tổ chức Nghiên cứu kinh doanh của Anh Quốc : Approved Index. thì tỷ lệ không có bằng đại học của các tỷ phú ngày càng nhiều : chiếm đến gần 40%.
Tạm gọi những cái tên sau đây mọi người đều có thể biết như : Ted Tunner ; Ralph Lauren ; Coco Chanel ; Larry Ellison Roman Abramovich ; James Cameron ; Simon Cowell ; Steve Jobs ; Bill Gates ; Mark Zuckerberg, và chắc chắn còn nhiều nhiều tỷ phú xuất hiện nữa khi công nghiệp 4.0 bắt đầu gieo tư tưởng cho lớp trẻ làm "thực tế ảo" đến sẵn sàng vào các kho hàng, gác xép, các công xưởng để thỏa mãn ý tưởng khoa học chứ không phải ở trường đại học.

Ai dám nghĩ rằng những tỷ phú này không từng có những giấc mơ.

KHÔNG AI ĐÁNH THUẾ NHỮNG GIẤC MƠ .

Câu nói này đến nay vẫn chưa tìm được tác giả của nó cho dù có người cho rằng của học giả này ; nhà văn nọ, hay như thông lệ người có tiền, có địa vị thì nói bất cứ câu gì cũng có khối người nghe. Tôi thì chỉ đơn thuần hiểu rằng ai nói không quan trọng, mà hàm ý của câu đã cho lớp trẻ một động lực thật rõ là : giấc mơ, có thể mơ, làm theo ước mơ, cho dù không được cũng chả phải trả thuế má, mà nhiều lúc học bài học có giá trị trong đời thực, cho dù ta mơ chưa trọn giấc.
( Hình ảnh kèm theo là những tỷ phú đời thực, trừ người viết bài. Họ cũng có lúc chưa hoàn thiện con chữ, bỏ học ngang hoặc học không có điểm cao, họ cày suốt thời kỳ mở cửa hội nhập , họ làm đủ nghề, có chuyên môn, không chuyên nghiệp, nhưng họ có vị trí ở xh, họ còn phải đón nhận nhiều thách thức, sự nghiệt ngã của dòng dư luận, nhưng chắc chắn họ cũng có những giấc mơ và họ đang cố gắng biến giấc mơ thành hiện thực)

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEO Time.
Link bài viết: KHÔNG AI ĐÁNH THUẾ NHỮNG GIẤC MƠ