Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em, được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên. Nếu như bậc các bậc cha mẹ không phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó khắc phục và ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

                                                 Viêm tai giữa

Tai có thể chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài.Tai giữa gồm màng tai và hòm tai, màng tai dễ bị thủng do các chấn thương cơ học ( chọc, ngoáy vào tai), chấn thương áp lực ( lặn sâu, bị tát vào tai,sức ép do bom đạn,…), chấn thương âm.Bất kì chấn thương nào thì cũng gây gián đoạn đến sự dẫn truyền âm vào tai,dẫn đến nghe kém hoặc điếc.Tai trong gồm ốc tai xương và ốc tai màng. Đây là nơi thần kinh tiếp nhận âm thanh để truyền lên não, nhờ đó mà con người có thể nghe được.

Cấu trúc của tai

 Viêm tai giữa thường gặp từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nó thường mắc do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm.
 Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ,phải tăng cường giữ gìn vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé thật sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ bị nôn, chất nôn dễ tràn vào tai giữa nên không nên để đầu trẻ thấp. Khi gội đầu cho bé thì không nên hạ thấp đầu quá mức vì như vậy nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải đến bác sĩ để được điều trị dứt điểm và đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Trong nhiều trường hợp, nếu viêm VA quá nặng phải tiến hành nạo VA, khi có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có các biểu hiện của viêm tai giữa thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng ở các bệnh viện có uy tín. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ.
Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát,vì thế, trẻ cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời.